Đây
là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trong buổi làm việc
với UBND TP Hà Nội về kết quả kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo
đảm TTATGT đường bộ, chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh,
điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn thành phố.
Vẫn buông lỏng, khoán trắng
Vẫn buông lỏng, khoán trắng
Kết quả kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT đường bộ và chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ GTVT đối với Sở GTVT Hà Nội và 9 đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã cho thấy nhiều vấn đề tồn tại. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, lâu nay, mảng vận tải dường như chưa được quan tâm nhiều.
Thanh tra Bộ GTVT cho biết, hoạt động kinh doanh vận tải tại Hà Nội vẫn còn tình trạng buông lỏng, khoán toàn bộ cho cá nhân quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện để kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp không thực hiện bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra phương tiện trước khi xe ra hoạt động theo quy định, không quản lý lái xe, nhân viên phục trên xe...
Con số 7/9 đơn vị được kiểm tra không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mà đoàn kiểm tra chỉ rõ cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: Môi trường, điều kiện sống của lái xe thế nào, ai quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho lái xe?
Báo động vi phạm vượt quá tốc độ
Liên quan đến việc lắp đặt, khai thác thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, 4/4 doanh nghiệp được kiểm tra đều lắp đặt đầy đủ nhưng vẫn có nhiều trường hợp chỉ lắp “cho có” vì các thiết bị này không thực hiện được lệnh in qua thiết bị cầm tay. Qua kiểm tra thực tế tại CTCP ô tô khách Hà Tây có 15 xe, HTX Vận tải 27/7 có 6 xe không có trong hệ thống theo dõi thiết bị GSHT. Đơn vị vận tải không biết mật khẩu để truy cập, quản lý, theo dõi hoạt động của các phương tiện trên thông qua thiết bị GSHT.
Đáng nói hơn, kiểm tra trên trang thông tin điện tử của nhà cung cấp thiết bị GSHT trong 30 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện cả 4/4 đơn vị được kiểm tra có xe vi phạm vượt quá tốc độ quy định với tổng số vi phạm lên tới 14.193 lần (trong vòng 30 ngày).
Cá biệt Công ty CP Dịch vụ vận tải đường bộ Hồng Hà, trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng (từ 15/10/2013 đến 12/11/2013), 44 xe thuộc doanh nghiệp này đã vi phạm tốc độ tới hơn 8.100 lần. Kế đó là, chi nhánh Công ty TNHH VT Hoàng Long. Cũng trong vòng một tháng, 25 xe của doanh nghiệp này vi phạm tới hơn 5.600 lần.
Thừa nhận vẫn còn những vi phạm xung quanh việc lắp đặt, khai thác TB GSHT, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh cho biết, 1 năm qua, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra trên 900 doanh nghiệp, lập biên bản vi phạm 64 trường hợp, phạt tiền tới 160 triệu đồng vi phạm liên quan đến TB GSHT. Khẳng định không “bênh” doanh nghiệp, song vị Phó Giám đốc Sở này cũng cho rằng, doanh nghiệp vận tải đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc lắp đặt thiết bị GSHT, đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra.
Đình chỉ hoạt động doanh nghiệp tái phạm
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, có kiểm tra sâu rộng, toàn diện mới thấy bộc lộ nhiều vấn đề. Lâu nay, mảng vận tải chưa được quan tâm nhiều. “Riêng với các đơn vị vận tải, nếu còn buông lỏng quản lý, không quản lý chặt lái xe thì dứt khoát có vấn đề, khó tránh khỏi tai nạn” - Thứ trưởng Thọ nói.
Sau đợt kiểm tra này, Sở GTVT Hà Nội cần tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, nêu rõ tồn tại trong quản lý vận tải, từ đó có biện pháp khắc phục. “Chúng ta đừng chỉ ra vi phạm rồi để đấy, đánh trống bỏ dùi. Chấn chỉnh rồi lại tiếp tục hậu kiểm bằng công tác thanh tra. Nếu còn vi phạm thì phải cắt giấy phép, đình chỉ hoạt động” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đề xuất trao quyền bến xe “khám” phương tiện
Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT một số giải pháp nhằm giảm chi phí vận tải như giao bến xe kiểm soát, điều chỉnh tần suất luồng tuyến hành khách; tổ chức dịch vụ “khám” xe thời gian ngắn trước lúc xe xuất bến, đồng thời được in phát hành vé và kê khai nộp thuế theo hình thức ấn định. Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội cho biết: Hiện nay, một bến có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động sẽ kéo theo bằng đó số cán bộ kiểm tra kỹ thuật trực hàng ngày. Đối với tuyến đường dài như Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, có doanh nghiệp chỉ có 1-2 xe thì không có điều kiện bố trí người kiểm tra trước lúc xuất bến. “Nếu bến xe tổ chức một bộ phận làm dịch vụ kiểm tra kỹ thuật, chắc chắn sẽ khách quan, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Tiền dịch vụ khám xe tại các bến xe được bến và hãng vận tải đưa vào hợp đồng dịch vụ bến theo thỏa thuận,” ông Liên đề xuất. '
website: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com/tin-tức/khách-hàng-đã-tin-tưởng-lựa-chọn-định-vị-oto-tct-01
0 nhận xét:
Đăng nhận xét