Pages

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Có quy định lắp thiết bị định vị nhưng việc quản lý còn nhiều hạn chế

Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Bảo Ngọc trao đổi với PV Báo Giao thông xung quanh những điểm mới của Nghị định 86/2014/NĐ-CP với nhiều quy định mới về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Chính phủ ban hành.  


Tạo cơ chế “thúc” DN vận tải phát triển

Xin ông cho biết lý do ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP chỉ sau hai năm sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2012/NĐ-CP?

Trước hết phải khẳng định, sau bốn năm thực hiện, các quy định của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 93/2012/NĐ-CP đã đáp ứng được một phần yêu cầu thực tế của công tác quản lý Nhà nước cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vận tải, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân khi chấp hành các quy định của pháp luật. 

Tính đến hết ngày 31/12/2013, cả nước đã có hơn 11.000 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với gần 126 nghìn xe ô tô được cấp phù hiệu. Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bước đầu được chấn chỉnh, chất lượng vận tải đã được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Nghị định 91, 93 còn một số tồn tại, bất cập cần sửa đổi như chưa tạo ra được cơ chế thúc đẩy quá trình tích tụ và cơ cấu lại lực lượng vận tải; chưa thúc đẩy áp dụng phương pháp quản lý hiện đại, hiệu quả trong hoạt động vận tải; các đơn vị kinh doanh vận tải chưa thực sự coi trọng công tác đảm bảo ATGT và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. 
Ông có thể nói cụ thể hơn về những tồn tại bất cập cần sửa đổi?

Chẳng hạn như việc cấp Giấy phép kinh doanh hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ, báo cáo của các đơn vị vận tải về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh. Công tác kiểm tra trước và sau khi cấp phép chưa được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Bộ phận theo dõi quản lý các điều kiện về ATGT ở nhiều đơn vị vận tải có thành lập nhưng chủ yếu mang tính hình thức, đối phó để làm hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng dịch vụ tại các đơn vị khá lỏng lẻo. Việc tổ chức giám sát công việc của đội ngũ lái xe, bán vé hầu như không được thực hiện. Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, phản ánh của hành khách chưa được quan tâm. Đặc biệt là việc theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình xe ô tô (TBGSHT) chưa được thường xuyên. 

Thời gian qua, nổi lên tình trạng “xe dù”, xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định nhưng chưa có đủ các quy định chặt chẽ để quản lý dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh với những loại hình vận tải khác. Vì thế phát sinh nhiều tuyến vận chuyển hành khách tham quan du lịch hoạt động theo hình thức như tuyến cố định.

Mặc dù các quy định về quản lý hoạt động của taxi đã tương đối đầy đủ và cụ thể, nhưng do công tác phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chưa tốt, hiệu quả quản lý chưa cao nên tình trạng taxi dù vẫn còn tồn tại và có chiều hướng phát triển, ngày càng khó kiểm soát, đặc biệt là ở các thành phố lớn. 

Hiện nay, tuy đã có quy định về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô nhưng việc quy định khai thác thông tin và ứng dụng trong quản lý Nhà nước và quản lý của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.



Nâng cao các điều kiện để phục vụ người dân tốt hơn

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP sẽ khắc phục được những tồn tại kể trên,  thưa ông?

Nghị định mới tập trung sửa đổi, bổ sung về đối tượng thực hiện; các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô; cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải; các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Cụ thể, Nghị định mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các đối tượng kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thu tiền trực tiếp (loại hình kinh doanh vận tải mà DN vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó). 

Nghị định mới cũng bổ sung thêm các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo hướng tăng cường quản lý hoạt động an toàn giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị kinh doanh vận tải, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đơn vị kinh doanh vận tải. Thêm quy định về số lượng phương tiện tối thiểu và lộ trình thực hiện đối với đơn vị kinh doanh vận tải trong các loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, bằng xe buýt, bằng xe taxi, theo hợp đồng, du lịch và kinh doanh vận tải hàng hóa. 

Số lượng phương tiện tối thiểu được quy định trên cơ sở tính tới điều kiện của từng khu vực. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, DN, HTX kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 km trở lên có trụ sở tại các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải có tối thiểu 20 xe; với các tỉnh còn lại sẽ phải có tối thiểu 10 xe; riêng với các đơn vị có trụ sở đóng tại các huyện nghèo thì phải có tối thiểu 5 xe. 

Nghị định lần này cũng quy định về việc cấp Giấy phép kinh doanh. Theo đó, hướng tới việc tất cả các xe kinh doanh vận tải đều phải được cấp theo một lộ trình cụ thể. Đồng thời, bổ sung thêm quy định thu hồi  giấy này khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng.

Nghị định cũng đưa ra các điều kiện đối với loại xe kinh doanh hợp đồng nhằm quản lý chặt chẽ hành trình của loại xe này, chống tình trạng “xe dù” và xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định. Theo đó, từ ngày 1/7/2015, loại xe hợp đồng từ 10 hành khách trở lên trước khi thực hiện hợp đồng vận tải hành khách hoặc hợp đồng lữ hành thì phải thông báo tới Sở GTVT các thông tin cơ bản của chuyến đi như: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng. Đối với taxi, từ ngày 1/7/2016 cũng phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
Với các nội dung nêu trên có thể thấy các điều kiện về kinh doanh vận tải đều được nâng lên. Theo ông, liệu các doanh nghiệp có đủ sức đáp ứng được các điều kiện trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là qui định về số lượng phương tiện đối với các DN, HTX?

Trước hết, phải thống nhất quan điểm rằng việc triển khai thực hiện những quy định mới về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo Nghị định 86 nêu trên là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ vận tải ôtô, góp phần đảm bảo TTATGT, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Đối với quy định về quy mô, số lượng phương tiện và lộ trình thực hiện cụ thể, tôi cho rằng những quy định đó là hợp lý. Bởi thực tế cho thấy, chỉ những đơn vị kinh doanh có quy mô nhất định thì mới có được sự đầu tư bài bản, có chiến lược dài hạn, ý thức xây dựng thương hiệu. Đây cũng là cách để tích tụ vận tải, đưa các doanh nghiệp vận tải trong nước ngày càng lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường vận tải quốc tế. 
xem thêm: đơn vị cung cấp lắp đặt thiết bị định vị hợp chuẩn Bộ GTVT
Cảm ơn ông!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Xe buyt và thiết bị định vị hành trình

Khẳng định những đóng góp của xe buýt trong việc góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, xây dựng thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch thay mới hàng trăm phương tiện ngay trong năm 2012 này, và các phưong tiện đựoc lắp đặt thiet bi dinh vi

10 năm, khách đi xe buýt tăng 30 lần

Sau 10 năm (2001-2011) xe buýt Hà Nội đã có những thay đổi vượt bậc: Luồng tuyến tăng 2,4 lần, lượng xe tăng 4 lần và khách đi xe buýt tăng trên 30 lần. Từ 15 triệu hành khách vào năm 2001, đến hết năm 2011, con số này đã là trên 400 triệu khách/năm. Đây là thành tích chung của ngành GTVT Thủ đô, trong đó có sự đóng góp tích cực của Transerco, đơn vị đang vận hành 50/60 tuyến nội đô với năng lực vận chuyển trên 92,5% sản lượng khách đi xe buýt toàn Thành phố.


Tổng giám đốc Transerco Nguyễn Phi Thường cho biết hiện mỗi ngày xe buýt của Tổng công ty vận hành trên 10 ngàn lượt xe và vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách. Bình quân 1 lượt xe buýt vận chuyển được 100 khách. Không phải tính toán quá nhiều cũng có thể nhận thấy xe buýt đã góp phần hạn chế được trên 700 ngàn lượt xe máy tham gia giao thông. Đặc biệt với các trục đường chính vận hành các loại xe buýt lớn và xe buýt trung bình thì hiệu quả chống ùn tắc của xe buýt là rất tốt.

Diện tích chiếm dụng đường của 1 người đi xe buýt là 1,5 - 2 m2, trong khi đó với 1 người đi xe máy là 8-12 m2 và đi xe con là 24-26 m2. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ chiếm dụng đường của xe buýt trên một số tuyến phố chính chỉ từ 4-12% nhưng vận chuyển 12-25% lượng khách (trục Cầu Giấy xe buýt chiếm dụng đường 11%, đáp ứng 23% nhu cầu đi lại; Trục Kim Mã, Nguyễn Văn Cừ hệ số chiếm dụng đường 8%, đáp ứng trên 20% nhu cầu đi lại...).

Nếu chỉ tính trên 6 trục đường chính ra vào Thành phố (Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm, Nguyễn Trãi - Hà Đông, Cầu Giấy - QL32, Giải Phóng - QL1, Phạm Văn Đồng, Trần Duy Hưng) và 2 điểm trung chuyển xe buýt (Cầu Giấy và Long Biên), xe buýt đã vận chuyển được từ 25 - 30% lưu lượng khách thông qua, giảm được trên 120 ngàn xe máy tham gia giao thông trong 1 giờ cao điểm.

Bên cạnh xe buýt nội đô, hệ thống xe buýt kế cận của Tổng công ty nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố lân cận (Hà Nôi - Hải Dương; Hà Nội - Hưng Yên; Hà Nội - Bắc Giang) đã có tác dụng tích cực trong chống ùn tắc giao thông từ xa cho Hà Nội.

Thay mới 150 xe buýt trong năm 2012

Hiện nay, Transerco được thành phố giao nhiệm vụ là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt. Và để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố, Tổng công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới đoàn phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một cao của hành khách.

Được biết, giai đoạn 2002 - 2005, Tổng công ty đã đầu tư 570 xe bằng NSNN. Từ năm 2005 đến hết năm 2011, Tổng công ty đã đầu tư thêm 552 xe bằng nguồn vốn tự có của Tổng công ty và vốn vay. Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng số xe buýt Hà Nội có 1.090 xe thuộc 4 đơn vị (Transerco 926 xe chiếm 85,0%; Công ty Bắc Hà l73 xe chiếm 6,8%; Công ty Bảo Yến 76 xe chiếm 6,8% và CTCP Du lịch & Dịch vụ Đông Anh 15 xe chiếm 1,4%).

Năm 2012, nỗ lực cải thiện hình ảnh xe buýt, nâng chất lượng phục vụ, Transerco đã lên kế hoạch thay mới hàng trăm xe buýt. Cụ thể, theo ông Nguyễn Phi Thường, ngay trong năm nay, Transerco sẽ đầu tư 150 xe thay thế cho xe Hyundai Chorus, Transinco B30 và Mercedes. Quý I/2012, đã đưa 52 xe mới vào hoạt động trên 4 tuyến buýt: tuyến 34 (BX. Mỹ Đình - Gia Lâm); 05 (Khu đô thị Linh Đàm - Phú Diễn); 13 (Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS))và 23 (Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ), Trong tháng 6/2012, Tổng Công ty tiếp tục đưa 52 xe buýt mới vào hoạt động trên các tuyến 32 (Giáp Bát - Nhổn) và tuyến 39 (Công viên Nghĩa Đô - Văn Điển). Như vậy hiện trên toàn mạng lưới buýt của Transerco đã không còn xe trên 10 năm tuổi hoạt động, tất cả các xe đều được lắp thiết bị giám sát hành trình và đèn LED.

xem thêm :
http://dinhviotoxemaygiare.blogspot.com/

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Hệ thống định vị tòan cầu cho ô tô


GPS là các chữ cái đầu của cụm từ: Global Positioning System.  Hệ thống định vị toàn cầu gồm 3 thành phần chính: Bộ phận điều khiển, bộ phận không gian và các thiết bị GPS lắp đặt trên phương tiện hoặc đem theo người (điện thoại di động, đồng hồ, máy ảnh...). Bộ phận điều khiển là một hệ thống các thiết bị đặt tại nhiều nơi khác nhau trên mặt đất được sử dụng để giám sát và điều khiển các vệ tinh. Bộ phận không gian là một hệ thống gồm nhiều vệ tinh bay chung quanh trái đất theo các quỹ đạo khác nhau được điều khiển bởi bộ phận điều khiển.

Thiết bị GPS là thiết bị có chức năng thu được tín hiệu phát ra từ các vệ tinh và tự tính toán vị trí của nó dựa trên các thông tin thu được. Như vậy, về bản chất, tọa độ thiết bị GPS là kết quả tính toán từ thông tin về vị trí, khoảng cách  giữa thiết bị GPS và các vệ tinh mà nó có thể kết nối được. Việc thu phát của hệ thống GPS được thực hiện theo tần suất là 1 giây một lần.

Ngoài chức năng chính là định vị GPS, thiết bị còn có thêm tính năng xác định vận tốc và quãng đường di chuyển của phương tiện. Theo công bố của một số nhà sản xuất thiết bị GPS thì sai số của vận tốc hiển thị có thể hạn chế chỉ còn khoảng 0,5% so với giá trị thực. Việc thu phát tín hiệu của hệ thống GPS có độ chính xác về tọa độ dao động trong các vòng tròn có bán kính  từ 5 đến 15 m. Nếu tốc độ của phương tiện trong khoảng  20 - 40km/h (tương đương với tốc độ khi chạy trong đô thị) thì trong 1 giây phương tiện đó dịch chuyển được một quãng đường bằng 5,5 - 11m.
Như vậy, trong nhiều trường hợp, khi phương tiện di chuyển với tốc độ thấp,  sai số về tọa độ của thiết bị GPS nhiều khi còn lớn hơn độ dịch chuyển thực tế và vì vậy rất khó đảm bảo độ chính xác. Khi xe chạy với vận tốc cao thì xảy ra 2 khả năng như sau: nếu phương tiện chạy trên các tuyến đường không có những thay đổi đột ngột về độ cong hoặc độ dốc thì sai số giữa kết quả tính toán với quãng đường dịch chuyển thực tế  không lớn lắm; còn chạy tốc độ cao trên đường bằng phẳng sẽ xuất hiện sai số lớn giữa tốc độ hiển thị và tốc độ thực tế vì khoảng cách về tọa độ được sử dụng để  tính toán vận tốc khác tương đối nhiều so với chiều dài quãng đường di chuyển thực tế trong khoảng thời gian 1 giây.

Hiện nay ở các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU), Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên xe ôtô là loại thiết bị  sử dụng đầu đo xung gắn ở hộp số hoặc  bánh xe. Trung Quốc cũng ban hành tiêu chuẩn thiết bị giám sát hành trình ôtô GB/T19056-2003 trên cơ sở tham khảo các Quy định của EU. Theo đó, việc xác định vận tốc và quãng đường dịch chuyển được xác định trên cơ sở các tín hiệu xung được truyền từ đầu đo  gắn ở hộp số hoặc  bánh xe. Hiện nhiều nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình ôtô đã đưa ra thị trường loại thiết bị có đủ các tính năng của thiết bị giám sát đã được quy định trong tiêu chuẩn GB/T19056-2003 và  có thêm tính năng GPS. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý khác nhau của các doanh nghiệp vận tải, các công ty sản xuất thiết bị còn cung cấp cả loại thiết bị giám sát có khả năng kết nối với Camera, kết nối với  công tắc điều khiển cửa, bàn đạp phanh, cơ cấu điều khiển lái...

Ở Việt Nam, vừa qua, một số doanh nghiệp cũng đã tiến hành nhập khẩu hoặc  tự nghiên cứu, sản xuất lắp ráp một số loại thiết bị GPS. Qua  tìm hiểu sơ bộ các tính năng của thiết bị được doanh nghiệp công bố  thì hầu hết các thiết bị này là loại thiết bị phục vụ cho việc hướng dẫn đường đi, kiểm soát phạm vi, tình trạng hoạt động của xe hoặc chống trộm cắp xe...

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp vận tải còn lách luật

Kiểm tra 3 doanh nghiệp vận tải hành khách thì phát hiện hàng loạt sai phạm trong công tác đảm bảo ATGT vận tải. Một số doanh nghiệp vận tải, HTX vận tải ở Đồng Nai có dấu hiệu lách luật để qua mặt cơ quan chức năng.
 
Đủ chiêu đối phó


Vừa qua Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Đồng Nai về công tác đảm bảo ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tai đường bộ và chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh vận tải. Đoàn kiểm tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại của các HTX, doanh nghiệp vận tải và yêu cầu sớm khắc phục ngay các tồn tại này.



Ông Vũ Ngọc Dũng, phó chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết: trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 118 đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh, 29 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container (khoảng 231 xe). Qua kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị giám sát hành trình xe ô tô hầu hết các xe thuộc HTX  Dịch vụ vận tải Xuân Hồng, Quyết Thắng, Chi nhánh Công ty TNHH MTV VT Chú Chính Hòa Hiệp có gắn GPS nhưng đều không hoạt động hoặc có tín hiệu nhưng không trích xuất được dữ liệu. Đáng lưu ý các doanh nghiệp vận tải đã lắp đặt đầy đủ thiết bị GPS nhưng đều  không phải là thiết bị được Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận hợp quy.

Đáng chú ý, tại một số doanh nghiệp vận tải vẫn lập bộ phận theo dõi ATGT nhưng chỉ để đối phó với cơ quan Nhà nước để cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Có thể kể ra như: Bộ phận theo dõi ATGT của Công ty An Huy Bình Dương được lập ra chỉ là hình thức mà không thực hiện nhiệm vụ theo dõi giám sát… chỉ để thủ tục xin cấp phép kinh doanh. Bộ phận theo dõi ATGT của Công ty Vĩnh Cường chưa duy trì thường xuyên và chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định. Ngoài ra các HTX không thực hiện kinh doanh vận tải theo giấy phép kinh doanh vận tải do Sở GTVT Đồng Nai cấp và HTX không ký hợp đồng lao động với lái xe chỉ đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho xe hoạt động việc kinh doanh vận tải do chủ xe thực hiện.


Tài xế sử dụng chất nghiện phải loại ngay




Kết quả kiểm tra còn thấy sai phạm từ các đơn vị kinh doanh vận tải như: người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải không có đủ điều kiện; không khám sức khỏe định kỳ cho các lái xe.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao nỗ lực kéo giảm TNGT  trong 9 tháng đầu năm 2013 (giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2012), nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì ngành giao thông Đồng Nai cần chấn chỉnh một số hạn chế đã được Đoàn kiểm tra chỉ ra. Đặc biệt thứ trưởng lưu ý, TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe khách sau một thời gian tạm lắng lại đang có dấu hiệu gia tăng trở. Vì thế công tác đảm bảo ATGT, các điều kiện về quản lý hoạt động vận tải hành khách nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm, nhất là các hành vi như: điều kiện kỹ thuật phương tiện, lái xe nhân viên phục vụ trên xe, thời gian tài xế lái xe hành trình chạy xe, tốc độ lưu thông…


 “Việc kiểm tra sức khỏe lái xe và nhân viên phục vụ phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Kiên quyết xử lý và loại bỏ ngay các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phục vụ chất gây nghiện, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện”, Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.


Ông Trần Văn Vĩnh- Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhất trí với Đoàn kiểm tra về những tồn tại thiếu xót của các HTX, doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và yêu cầu Sở GTVT Đồng Nai rà soát khắc phục ngay từ đầu tháng 11/2013 đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đả bảo TTATGT hai tháng cuối năm 2013.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Đình chỉ hoạt động doanh nghiệp vận tải tái vi phạm

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trong buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về kết quả kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT đường bộ, chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn thành phố. 

Vẫn buông lỏng, khoán trắng


Kết quả kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT đường bộ và chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ GTVT đối với Sở GTVT Hà Nội và 9 đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã cho thấy nhiều vấn đề tồn tại. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, lâu nay, mảng vận tải dường như chưa được quan tâm nhiều. 


Thanh tra Bộ GTVT cho biết, hoạt động kinh doanh vận tải tại Hà Nội vẫn còn tình trạng buông lỏng, khoán toàn bộ cho cá nhân quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện để kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp không thực hiện bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra phương tiện trước khi xe ra hoạt động theo quy định, không quản lý lái xe, nhân viên phục trên xe... 


Con số 7/9 đơn vị được kiểm tra không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mà đoàn kiểm tra chỉ rõ cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: Môi trường, điều kiện sống của lái xe thế nào, ai quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho lái xe?


Báo động vi phạm vượt quá tốc độ


Liên quan đến việc lắp đặt, khai thác thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, 4/4 doanh nghiệp được kiểm tra đều lắp đặt đầy đủ nhưng vẫn có nhiều trường hợp chỉ lắp “cho có” vì các thiết bị này không thực hiện được lệnh in qua thiết bị cầm tay. Qua kiểm tra thực tế tại CTCP ô tô khách Hà Tây có 15 xe, HTX Vận tải 27/7 có 6 xe không có trong hệ thống theo dõi thiết bị GSHT. Đơn vị vận tải không biết mật khẩu để truy cập, quản lý, theo dõi hoạt động của các phương tiện trên thông qua thiết bị GSHT. 


Đáng nói hơn, kiểm tra trên trang thông tin điện tử của nhà cung cấp thiết bị GSHT trong 30 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện cả 4/4 đơn vị được kiểm tra có xe vi phạm vượt quá tốc độ quy định với tổng số vi phạm lên tới 14.193 lần (trong vòng 30 ngày). 


Cá biệt Công ty CP Dịch vụ vận tải đường bộ Hồng Hà, trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng (từ 15/10/2013 đến 12/11/2013), 44 xe thuộc doanh nghiệp này đã vi phạm tốc độ tới hơn 8.100 lần. Kế đó là, chi nhánh Công ty TNHH VT Hoàng Long. Cũng trong vòng một tháng, 25 xe của doanh nghiệp này vi phạm tới hơn 5.600 lần.


Thừa nhận vẫn còn những vi phạm xung quanh việc lắp đặt, khai thác TB GSHT, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh cho biết, 1 năm  qua, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra trên 900 doanh nghiệp, lập biên bản vi phạm 64 trường hợp, phạt tiền tới 160 triệu đồng vi phạm liên quan đến TB GSHT. Khẳng định không “bênh” doanh nghiệp, song vị Phó Giám đốc Sở này cũng cho rằng, doanh nghiệp vận tải đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc lắp đặt thiết bị GSHT, đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra. 


Đình chỉ hoạt động doanh nghiệp tái phạm


Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, có kiểm tra sâu rộng, toàn diện mới thấy bộc lộ nhiều vấn đề. Lâu nay, mảng vận tải chưa được quan tâm nhiều. “Riêng với các đơn vị vận tải, nếu còn buông lỏng quản lý, không quản lý chặt lái xe thì dứt khoát có vấn đề, khó tránh khỏi tai nạn” - Thứ trưởng Thọ nói. 


Sau đợt kiểm tra này, Sở GTVT Hà Nội cần tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, nêu rõ tồn tại trong quản lý vận tải, từ đó có biện pháp khắc phục. “Chúng ta đừng chỉ ra vi phạm rồi để đấy, đánh trống bỏ dùi. Chấn chỉnh rồi lại tiếp tục hậu kiểm bằng công tác thanh tra. Nếu còn vi phạm thì phải cắt giấy phép, đình chỉ hoạt động” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
 

Đề xuất trao quyền bến xe “khám” phương tiện


Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT một số giải pháp nhằm giảm chi phí vận tải như giao bến xe kiểm soát, điều chỉnh tần suất luồng tuyến hành khách; tổ chức dịch vụ “khám” xe thời gian ngắn trước lúc xe xuất bến, đồng thời được in phát hành vé và kê khai nộp thuế theo hình thức ấn định. Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội cho biết: Hiện nay, một bến có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động sẽ kéo theo bằng đó số cán bộ kiểm tra kỹ thuật trực hàng ngày. Đối với tuyến đường dài như Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, có doanh nghiệp chỉ có 1-2 xe thì không có điều kiện bố trí người kiểm tra trước lúc xuất bến. “Nếu bến xe tổ chức một bộ phận làm dịch vụ kiểm tra kỹ thuật, chắc chắn sẽ khách quan, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Tiền dịch vụ khám xe tại các bến xe được bến và hãng vận tải đưa vào hợp đồng dịch vụ bến theo thỏa thuận,” ông Liên đề xuất. '

website: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com/tin-tức/khách-hàng-đã-tin-tưởng-lựa-chọn-định-vị-oto-tct-01

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

siêu xe Rolls-Royce trên thị trường việt nam

Theo tin tức mới nhất siêu xe Rolls-Royce Wraith sẽ sớm xuất hiện trên thị trường xe Việt Nam, kế đó Phantom và Ghost cũng sẽ lần lượt được phân phối chính hàng tại Việt Nam. Các đại gia Việt đang xôn xao chuẩn bị tiền tỷ để sắm "hàng khủng' về bộ sưu tập xe của mình.

Trong đó, Phantom và Ghost là 2 dòng xe khá quen khi đã có hàng chục xe có mặt tại Việt Nam khi được nhập khẩu hoàn toàn là qua kênh không chính thức hoặc xe đã qua sử dụng. Phiên bản mới của 2 mẫu siêu xe này dự kiến sẽ có mức giá bán lần lượt khoảng 30 tỷ đồng và 18 tỷ đồng. Và đáng chú ý nhất là lần ra mắt tại Việt Nam sẽ là mẫu Wraith - mẫu xe này cũng chỉ vừa mới ra mắt tại Geneva Motor Show hồi tháng 3 năm nay.

Wraith là phiên bản coupé 2 cửa được trang bị động cơ V12 tăng áp turbin dung tích 6.6 lít, công suất cực đại 624 mã lực, mô-men xoắn tối đa 800 Nm tại  1.500 vòng/phút, mạnh hơn hẳn so với người anh em  Ghost.

Rolls-Royce đã trang bị cho Wraith hệ thống vệ tinh hỗ trợ cho hộp số tự động ZF 8 cấp. Hệ thống này sẽ thu thập và phân tích dữ liệu chi tiết để hộp số có thể tính toán trước các ngã rẽ, đoạn giao nhau hay đường vòng để lựa chọn cấp số thích hợp. Rolls-Royce Wraith có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 4,4 giây.

Nội thất của Wraith cũng có những nét ảnh hưởng lớn từ Ghost với chất liệu gỗ ốp Canadel mới, trần xe mô phỏng bầu trời sao với 1.340 bóng đèn quang học, hệ thống điều khiển bằng giọng nói... Đại diện nhà phân phối Rolls-Royce Motor Car Hanoi cho biết, chiếc siêu xe này được đưa về Việt Nam theo hợp đồng mua đã được đặt trước, ngoài ra những trang bị làm nên "thương hiệu" của người mua vẫn chưa được tiết lộ. Mức giá của Rolls-Royce Wraith khi về đến Việt Nam sẽ xấp xỉ 18,8 tỷ đồng.


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Tín hiệu truyền tải GPS và các nguyên nhân

Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác, độ nhanh nhạy trong tốc độ truyền tải GPS. Theo đó, một số nguyên nhân chính có thể làm giảm tín hiệu GPS là tín hiệu đi đường, lỗi đồng hồ máy thu, lỗi quỹ đạo, tầng đối lưu và tầng ion….

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc giữ chậm của tầng đối lưu và tầng ion ảnh hưởng rất lớn đến tín hiệu GPS. Nguyên nhân là do tín hiệu vệ tinh thường bị chậm khi xuyên qua tầng khí quyển.

Ngoài ra, tín hiệu đi nhiều đường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín hiệu GPS. Tín hiệu đi đường sẽ làm giảm độ chính xác của hệ thống định vị GPS khi tín hiệu phản xạ từ nhà hay các đối tượng khác trước khi tới máy thu.

Vì đồng hồ có trong máy thu không chính xác như đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh GPS cho nên trong một vài trường hợp, lỗi đồng hồ máy thu cũng làm chậm tín hiệu GPS. Bên cạnh đó, lỗi quỹ đạo hay lỗi thiên văn, do vệ tinh thông báo vị trí không chính xác cũng là nguyên nhân của tình trạng này.

Sau một thời gian dài ứng dụng công nghệ GPS vào cuộc sống, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng số lượng vệ tinh nhìn thấy là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu GPS. Càng nhiều quả vệ tinh được máy thu GPS nhìn thấy thì càng chính xác. Nhà cao tầng, địa hình, nhiễu loạn điện tử hoặc đôi khi thậm chí tán lá dầy có thể chặn thu nhận tín hiệu, gây lỗi định vị hoặc không định vị được. Nhìn chung, các máy thu GPS không thể phát huy hiệu quả tối đa nếu địa hình có quá nhiều bất lợi.

Đồng thời, những che khuất về hình học, vấn đề liên quan tới vị trí tương đối của các vệ tinh ở thời điểm bất kì cũng có thể làm giảm tín hiệu và giảm độ chính xác của GPS. Một cách phân bố vệ tinh lí tưởng là khi các quả vệ tinh ở vị trí tạo các góc rộng với nhau. Phân bố xấu xảy ra khi các quả vệ tinh ở trên một đường thẳng hoặc cụm thành nhóm.

Cuối cùng, tín hiệu GPS có thể giảm do chính chủ tâm tín hiệu vệ tinh. Điều này được giải thích là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS chính xác cao. Chính phủ Mỹ đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự. (Tuy nhiên biện pháp này hoàn toàn có thể được sử dụng lại trong những điều kiện cụ thể để đảm bảo gậy ông không đập lưng ông. Chính điều này là tiềm ẩn hạn chế an toàn cho dẫn đường và định vị dân sự.)


 

Liên kết website


Sample Text

Sample Text