Khẳng định những đóng góp của
xe buýt trong việc góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, xây dựng thói
quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân, Tổng công ty Vận tải
Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch thay mới hàng trăm phương tiện ngay
trong năm 2012 này, và các phưong tiện đựoc lắp đặt thiet bi dinh vi
10 năm, khách đi xe buýt tăng 30 lần
Sau 10 năm (2001-2011) xe buýt Hà Nội
đã có những thay đổi vượt bậc: Luồng tuyến tăng 2,4 lần, lượng xe tăng 4
lần và khách đi xe buýt tăng trên 30 lần. Từ 15 triệu hành khách vào
năm 2001, đến hết năm 2011, con số này đã là trên 400 triệu khách/năm.
Đây là thành tích chung của ngành GTVT Thủ đô, trong đó có sự đóng góp
tích cực của Transerco, đơn vị đang vận hành 50/60 tuyến nội đô với năng
lực vận chuyển trên 92,5% sản lượng khách đi xe buýt toàn Thành phố.
Tổng giám đốc Transerco Nguyễn Phi
Thường cho biết hiện mỗi ngày xe buýt của Tổng công ty vận hành trên 10
ngàn lượt xe và vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách. Bình quân 1
lượt xe buýt vận chuyển được 100 khách. Không phải tính toán quá nhiều
cũng có thể nhận thấy xe buýt đã góp phần hạn chế được trên 700 ngàn
lượt xe máy tham gia giao thông. Đặc biệt với các trục đường chính vận
hành các loại xe buýt lớn và xe buýt trung bình thì hiệu quả chống ùn
tắc của xe buýt là rất tốt.
Diện tích chiếm dụng đường của 1 người
đi xe buýt là 1,5 - 2 m2, trong khi đó với 1 người đi xe máy là 8-12 m2
và đi xe con là 24-26 m2. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ chiếm dụng
đường của xe buýt trên một số tuyến phố chính chỉ từ 4-12% nhưng vận
chuyển 12-25% lượng khách (trục Cầu Giấy xe buýt chiếm dụng đường 11%,
đáp ứng 23% nhu cầu đi lại; Trục Kim Mã, Nguyễn Văn Cừ hệ số chiếm dụng
đường 8%, đáp ứng trên 20% nhu cầu đi lại...).
Nếu chỉ tính trên 6 trục đường chính ra
vào Thành phố (Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm, Nguyễn Trãi - Hà Đông, Cầu Giấy
- QL32, Giải Phóng - QL1, Phạm Văn Đồng, Trần Duy Hưng) và 2 điểm trung
chuyển xe buýt (Cầu Giấy và Long Biên), xe buýt đã vận chuyển được từ
25 - 30% lưu lượng khách thông qua, giảm được trên 120 ngàn xe máy tham
gia giao thông trong 1 giờ cao điểm.
Bên cạnh xe buýt nội đô, hệ thống xe
buýt kế cận của Tổng công ty nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố lân cận
(Hà Nôi - Hải Dương; Hà Nội - Hưng Yên; Hà Nội - Bắc Giang) đã có tác
dụng tích cực trong chống ùn tắc giao thông từ xa cho Hà Nội.
Thay mới 150 xe buýt trong năm 2012
Hiện nay, Transerco được thành phố giao
nhiệm vụ là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt. Và
để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố, Tổng công ty đã
không ngừng đầu tư đổi mới đoàn phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại
ngày một cao của hành khách.
Được biết, giai đoạn 2002 - 2005, Tổng
công ty đã đầu tư 570 xe bằng NSNN. Từ năm 2005 đến hết năm 2011, Tổng
công ty đã đầu tư thêm 552 xe bằng nguồn vốn tự có của Tổng công ty và
vốn vay. Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng số xe buýt Hà Nội có 1.090 xe
thuộc 4 đơn vị (Transerco 926 xe chiếm 85,0%; Công ty Bắc Hà l73 xe
chiếm 6,8%; Công ty Bảo Yến 76 xe chiếm 6,8% và CTCP Du lịch & Dịch
vụ Đông Anh 15 xe chiếm 1,4%).
Năm 2012, nỗ lực cải thiện hình ảnh xe
buýt, nâng chất lượng phục vụ, Transerco đã lên kế hoạch thay mới hàng
trăm xe buýt. Cụ thể, theo ông Nguyễn Phi Thường, ngay trong năm nay,
Transerco sẽ đầu tư 150 xe thay thế cho xe Hyundai Chorus, Transinco B30
và Mercedes. Quý I/2012, đã đưa 52 xe mới vào hoạt động trên 4 tuyến
buýt: tuyến 34 (BX. Mỹ Đình - Gia Lâm); 05 (Khu đô thị Linh Đàm - Phú
Diễn); 13 (Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS))và 23 (Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công
Trứ), Trong tháng 6/2012, Tổng Công ty tiếp tục đưa 52 xe buýt mới vào
hoạt động trên các tuyến 32 (Giáp Bát - Nhổn) và tuyến 39 (Công viên
Nghĩa Đô - Văn Điển). Như vậy hiện trên toàn mạng lưới buýt của
Transerco đã không còn xe trên 10 năm tuổi hoạt động, tất cả các xe đều
được lắp thiết bị giám sát hành trình và đèn LED.
xem thêm :
http://dinhviotoxemaygiare.blogspot.com/ |